Sàng lọc nguy cơ mang đột biến gen BRCA1/2 gây tăng nguy cơ mắc ung thư vú, buồng trứng

Đột biến gen BRCA1, BRCA2 có liên quan đến nguy cơ hình thành nhiều loại ung thư như ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, tụy… Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ mang đột biến gen BRCA1/2 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến di truyền hay không, đánh giá tiên lượng, làm cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. 

1.  Khái niệm và thuật ngữ

BRCA (breast cancer gene) gen bao gồm hai gen BRCA1BRCA2 được biết đến là hai gen ung thư vú được phát hiện đầu tiên và nghiên cứu rất chuyên sâu về vai trò và ảnh hưởng tới bệnh ung thư vú cũng như ung thư di truyền khác.

2. Vai trò của gen BRCA

BRCA1BRCA2 là gen có nhiệm vụ tạo ra protein ức chế khối u. Những protein này giúp sửa chữa ADN bị hỏng, do đó hai gen BRCA đóng vai trò trong việc đảm bảo sự ổn định của vật liệu di truyền. Khi một trong hai gen này bị đột biến, ADN bị tổn thương có thể không được sửa chữa đúng cách, tế bào có thể phát triển bất thường, tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư. Hai gen BRCA là hai gen lớn, đã có hàng ngàn đột biến được báo cáo trên hai gen này. Tỉ lệ người mang đột biến gen BRCA1BRCA2 lần lượt là 1/300 và 1/800.

Xét nghiệm gen BRCA1/2 trong ung thư di truyền
BRCA1 và BRCA2 được biết đến là 2 gen làm tăng nguy cơ, trong đó hay gặp nhất là ung thư vú.

3. Đột biến gen BRCA gây tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư

Đột biến trên gen BRCA gây tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến và tuỵ. Theo báo cáo có khoảng 20% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có đột biến gen BRCA dòng mầm hoặc dòng sinh dưỡng. Có tới 40 – 50% người mang đột biến BRCA1 và 20 – 25% người mang đột biến BRCA2 sẽ phát triển ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời so với tỉ lệ 2% mắc ung thư buồng trứng ở người không mang đột biến 2 gen này.

  • Vú: 5 – 10% đột biến gen BRCA1BRCA2, 60 – 90% phát triển thành ung thư (với đột biến gen BRCA1), 45 – 85% phát triển thành ung thư (với đột biến gen BRCA2), 1 – 10% ung thư vú ở nam (với đột biến gen BRCA).
  • Buồng trứng: 21% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có đột biến gen BRCA, 37 – 62% nguy cơ mắc bệnh ở người có đột biến gen BRCA1 và 11 – 23% người có đột biến gen BRCA2.
  • Tiền liệt tuyến: 5% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến di căn có đột biến gen BRCA2, và 0,8% với BRCA1.
  • Tuỵ: 7,5% bệnh nhân mắc ung thư tụy có đột biến gen BRCA, 5% nguy cơ mắc bệnh ở người có đột biến gen BRCA2.

4. Vai trò của xét nghiệm gen BRCA1/2

  • Xác định nguyên nhân di truyền: xác định tình trạng mắc ung thư do di truyền, từ đó giúp bệnh nhân có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng bệnh lý của mình.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị: đột biến gen BRCA1/2 liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế PARP. 
  • Tiên lượng bệnh và theo dõi bệnh nhân; nếu bệnh nhân có đột biến gen BRCA1/2 dòng mầm, nguy cơ mắc các loại ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, tụy,… tăng lên nhiều lần, do đó chiến lược theo dõi và phòng bệnh cần được tư vấn kỹ càng, tần suất theo dõi cần tăng lên và cần sử dụng các phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao.
  • Tư vấn di truyền cho người thân trong gia đình: để lên kế hoạch theo dõi sức khỏe và phòng ung thư cho người thân trực hệ, đặc biệt là con cái.
Xét nghiệm gen BRCA1/2 trong ung thư di truyền
Xét nghiệm gen BRCA không chỉ quan trọng với người bệnh mà còn có ý nghĩa trong việc phòng tránh ung thư cho người thân trực hệ, nhất là con cái.

5. Ai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đột biến gen BRCA?

  • Có người thân mang đột biến (có thể) gây bệnh trên các gen liên quan ung thư vú (như BRCA1/BRCA2).
  •  Cá nhân có ung thư thuộc một hay nhiều nhóm sau:

+ Chẩn đoán trước 46 tuổi

+ Chẩn đoán trước 51 tuổi kèm một trong các dấu hiệu:

  •   Có 1 khối u vú nguyên phát khác bất kể giai đoạn.
  •   Có từ 1 người thân bị ung thư vú bất kể giai đoạn.
  •   Có từ 1 người thân ung thư tiền liệt tuyến độ cao.
  •   Không rõ tiền căn gia đình.
  • Chẩn đoán trước 61 tuổi với ung thư vú bộ ba âm tính (triple negative).
  • Bất kì tuổi nào có:

+ Từ 1 người thân có ung thư vú/ buồng trứng/ nam ung thư vú/ ung thư tiền liệt tuyến/ ung thư tuỵ trước 51 tuổi.

+ Từ 2 ổ ung thư vú nguyên phát trên bệnh nhân hay người thân.

  • Ung thư buồng trứng/ tiền liệt tuyến grade cao / ung thư vú ở nam / ung thư tuỵ.

Xét nghiệm cân nhắc trong các trường hợp sau:

  • Ung thư vú hai bên chẩn đoán từ 50 – 65 tuổi.
  • Có nguy cơ từ 2,5 – 5% ung thư vú di truyền theo các bộ đánh giá như BRCAPro…
Xét nghiệm gen BRCA1/2 trong ung thư di truyền
Tùy theo trường hợp cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm gen BRCA1/2.

6. Các kĩ thuật xét nghiệm gen BRCA hiện nay

Có 2 loại bất thường di truyền được báo cáo trên gen BRCA1BRCA2 là đột biến điểm (một hoặc một vài đơn vị di truyền – nucleotide thay đổi) và đột biến mất/ lặp đoạn gen. Không có xét nghiệm gen nào là hoàn hảo, do đó, bác sĩ cần hiểu rõ mục đích, giới hạn của từng kĩ thuật để chỉ định các xét nghiệm phù hợp của bệnh nhân và người thân.

Hiện nay có 4 kĩ thuật chủ yếu được sử dụng trong xác định đột biến gen BRCA bao gồm:

  • Kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ mới – NGS: dùng xác định các đột biến điểm trên 2 gen BRCA1BRCA2.
  • Kĩ thuật giải trình tự gen Sanger: dùng để xác định đột biến biết trước trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 (áp dụng trong trường hợp kiểm chứng đột biến được phát hiện trên xét nghiệm NGS hoặc chỉ định cho người thân trong gia đình cần thực hiện xét nghiệm với kết quả dương tính trước đó của bệnh nhân).
  • Kỹ thuật MLPA (Multiplex Ligation-dependent Probe Amplification): dùng xác định đột biến mất đoạn hoặc lặp đoạn trên gen BRCA.
  • Kỹ thuật Realtime PCR: dùng để xác định mất/lặp đoạn biết trước trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 (áp dụng trong trường hợp kiểm chứng đột biến được phát hiện trên xét nghiệm NGS hoặc chỉ định cho người thân trong gia đình cần thực hiện xét nghiệm với kết quả dương tính trước đó của bệnh nhân).

Có hai loại mẫu được sử dụng cho xét nghiệm gen BRCA bao gồm:

  • Khảo sát đột biến dòng mầm (germline) để sàng lọc ung thư di truyền: thường lấy từ mẫu máu ngoại vi, niêm mạc miệng.
  • Khảo sát đột biến dòng sinh dưỡng (somatic): mẫu lấy từ khối u.

Trên đây là những thông tin cần biết về sàng lọc nguy cơ mang đột biến gen BRCA1/2 gây tăng nguy cơ mắc ung thư vú, buồng trứng… trong ung thư di truyền. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần bác sĩ Phương Hoa tư vấn và giải đáp, vui lòng liên hệ tại đây. 

messenger