LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
KHÁM VÀ TƯ VẤN DI TRUYỀN CHUYÊN KHOA
ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC CHUYÊN MÔN
BÁC SĨ HOA
THẤU HIỂU VÀ ĐỒNG HÀNH
Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa
tại Đại học Y Hà Nội
Tiến sĩ, bác sĩ di truyền y học
tốt nghiệp Đại học Salford,
Manchester (Vương quốc Anh)
Nhiều năm kinh nghiệm
khám, tư vấn và hội chẩn
các bệnh lý di truyền
Giảng viên đào tạo di truyền y học tại
Vin Uni và các tổ chức đào tạo khác.
Tác giả nhiều bài báo, nghiên cứu quốc tế.
HỎI ĐÁP
Bác sĩ trả lời: Gần như tất cả mọi người nên đăng ký thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư di truyền một lần trong đời. Bác sĩ có thể chỉ định một số đối tượng cụ thể như: Người đang lo lắng về nguy cơ mắc ung thư: thực hiện xét nghiệm để giảm bớt sự hoang mang, hạn chế những rủi ro cho bản thân và thế hệ sau. Người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư: giúp xác định nguyên nhân mắc bệnh ung thư có phải do di truyền hay không, liệu có nguy cơ mắc phải loại ung thư khác không hay ung thư có di truyền cho con cháu họ hay không.
Bác sĩ trả lời: Chi phí tùy thuộc vào mức độ phức tạp của loại xét nghiệm và cơ sở bạn lựa chọn để thực hiện.
Về thời gian, kể từ ngày lấy mẫu có thể mất vài ngày đến vài tuần để nhận được kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ trả lời: Nhìn chung các rủi ro liên quan đến xét nghiệm di truyền là rất nhỏ. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo cho kết quả chuẩn xác, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình lấy mẫu.
Bác sĩ trả lời: Tất cả các phụ nữ mang thai đều cần được thực hiện sàng lọc trước sinh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như trên 35 tuổi; mang đa thai; có tiền sử bản thân/gia đình mang gen bệnh lý; mắc bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường; mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai; có tiền sử sảy thai, sinh non, thai lưu, sinh con bị dị tật; có thói quen hút thuốc lá, dùng nhiều bia rượu hoặc tiếp xúc với hóa chất/phóng xạ…